Phạm Đình Chương - Những Tình Khúc Bất Hủ
- Chi tiết
- Trung Tâm Thúy Nga
- Lượt xem: 824
Nhạc Vàng mà sự thịnh hành của nó gắn liền với miền Nam Việt Nam trước 1975 giúp cho khán thính giả ngày nay sống lại thời Việt Nam Cộng hòa và có thể được xem là di sản có sức sống nhất của chế độ đã qua, các nhà nghiên cứu nhận định tại một hội thảo mới đây ở tiểu bang Oregon, Hoa Kỳ.
Nhạc Vàng là tên thường gọi của thể loại nhạc được sáng tác và trình diễn dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Ngoài tên gọi này, một phần của nó còn được gọi là ‘nhạc sến’ hay ‘nhạc boléro’, dựa trên thể điệu và lời ca.
Những ai mê các ca khúc trữ tình của nhạc sĩ lừng danh Văn Phụng đều biết đến giọng ca mượt mà của ca sĩ Châu Hà, người bạn đời gắn bó và cũng là nguồn cảm hứng sáng tác của ông trong rất nhiều tác phẩm.
Sinh ra trong một gia đình khá giả, bố người Bắc, mẹ là người miền Nam ở Mỹ Tho, ca sĩ Châu Hà thủa nhỏ đã theo học một trường của các nữ tu tại Sài Gòn và quen hát Thánh ca. Bà học đàn piano với một thầy nổi tiếng nghiêm khắc, nên bà hấp thụ được rất nhiều.
Thủ bút của nhạc sĩ Phạm Đình Chương
Sau ba năm lưu lạc nơi xứ người, bài thơ Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn của nhà thơ Du Tử Lê sáng tác năm 1978, mang nỗi buồn xót xa của kẻ mất quê hương, nhớ lại hình ảnh xa xưa với bao kỷ niệm đã in sâu trông tâm khảm. Sau giờ tan sở ca hai ở hãng Rockwell International tại Costa Mesa, lái chiếc xe cà rịch cà tang trên đường về nhà giữa đêm trăng thanh gió mát cùng nỗi buồn thê lương nơi đất lạ quê người, thay vì buông tiếng thở dài, nhâm nhi dòng suy tưởng trong ý thơ hiện về “theo bánh xe lăn”. Và, Đêm, Nhớ Trăng Sài Gòn.
Yêu Dấu,
Dường như mỗi ngày, nỗi biệt ly, lòng nhớ thương lại mang đến cho tôi một khuôn mặt khác. Biệt ly và lòng nhớ thương, như khí hậu, như thời tiết. Những tháng ngày xa nhau, không chỉ cho tôi khí hậu bốn mùa, vòng quay trái đất. Những giờ phút mất nhau, không chỉ cho tôi đìu hiu nắng gió, mà, Yêu Dấu, dường như biệt ly và, nhớ thương, còn cho tôi một thứ khí hậu, một loại thời tiết chưa từng ; và, sẽ không hề có, nơi hành tinh này.
Nhà hát Trần Hữu Trang
100 năm trước, từ một loại hình sân khấu mới sơ khai ở Miền Tây, Cải Lương đã vượt sông Hậu. Sông Tiền lên Sài Gòn ngự trị tại Nhà Hát Tây sang trọng, chính thức khai sinh một loại hình nghệ thuật mới đặc thù của Nam Kỳ, của Việt Nam. Từ Sài Gòn, cải lương chinh phục Hà Nội, Nam Vang và cả đến kinh đô ánh sáng Paris.
Sài Gòn xưa, thánh địa của Cải Lương
Thi sĩ Du Tử Lê, nhà thơ quan trọng của nền thi ca miền Nam Việt Nam, qua đời tại thành phố Garden Grove, California, thọ 77 tuổi. Tin này được cô Orchid Lâm Quỳnh, ái nữ nhà thơ, báo tin qua đoạn text có câu: “Bố đã đi”.
Du Tử Lê là một trong những nhà thơ có tác phẩm được phổ nhạc nhiều nhất và thịnh hành nhất với công chúng Việt Nam. Trong đó có những tác phẩm trở thành đại chúng, như Khúc Thụy Du, Chỉ Nhớ Người Thôi Đã Hết Đời, Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn, Em Ngủ Trong Một Mùa Đông, Giữ Đời Cho Nhau, Khi Tôi Chết Hãy Đem Tôi Ra Biển…
Jessye Norman biểu diễn nhân Lễ kỷ niệm 200 năm Cách mạng Pháp.
Nổi tiếng trên toàn thế giới nhờ giọng hát soprano đầy kịch tính, diva người Mỹ Jessye Norman vừa từ trần hôm 30/09/12019 tại New York, ở tuổi 74. Theo nguồn tín từ phía gia đình, bà Jessye Norman đã qua đời vì bị nhiễm trùng máu, do các biến chứng sau một vụ chấn thương cột sống cách đây bốn năm.
Qua lời phân ưu đăng trên mạng chính thức và loan tải qua các mạng xã hội, Nhà hát Metropolitan Opera tại New York đã vô cùng thương tiếc Jessye Norman, một trong những ‘‘giọng ca soprano vĩ đại nhất’’ trong nửa thế kỷ qua. Theo lời ông giám đốc Peter Gelb, nhà hát Metropolitan Opera tại New York đã từng tiếp đón nhiều giọng ca trứ danh của làng kịch opéra trên thế giới, nhưng Jessye Norman là một trong những nghệ sĩ hiếm hoi đã biểu diễn tại Metropolitan Opera hơn 80 lần.