Blogs

Một Chút Về Tuấn Khanh - Người Sở Hữu Linh Hồn Âm Nhạc Rực Lửa

Nguyễn Đăng Khoa
16/5/2020



Đây không phải là bài viết về nhạc sĩ Tuấn Khanh của thập niên 1960 vang danh với "Chiếc lá cuối cùng" hay "Hoa soan bên thềm cũ".

Đây là những gì người viết - ở những năm tam thập của đời mình - trả nợ với tuổi thơ mình. Tôi đang nói về âm nhạc của một nhạc sĩ Tuấn Khanh khác - đã để lại những năm 2000 quá nhiều mầm xanh trên đất cằn, quá nhiều tin cậy ở cát bụi. Đó là Tuấn Khanh - người cũng đã hát về một chiếc lá nhưng hoàn toàn khác với vị tiền bối khi xưa. Anh ta mạnh mẽ cất lên ước vọng về một thế giới tươi đẹp:

Xem tiếp...

Một Chút. Cho Tôi Và Âm Nhạc Trịnh Công Sơn

Nguyễn Đăng Khoa
9/5/2020

“Con người bị sinh ra”
(Albert Camus)

Ngày ấy, tôi mười tám, chập chững vén mở tâm hồn để thu nhận những luồng gió mới, rất khác với sự hồn nhiên, thơ dại. Tôi mong muốn cảm nhận được những âm nhịp rung lắc của trái tim, tôi bắt đầu tìm đến âm nhạc. Lúc đó, đích nhắm của tôi là kho tác phẩm Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ mà sau này tôi phát hiện, tôi đã sinh cùng ngày, cùng tháng với ông. Đôi lúc, tôi đồ rằng, chúng tôi, và tất cả những người sinh vào ngày 28 tháng 2 dương lịch, đã chẳng may sinh ra dưới ánh sáng của một ngôi sao không vui vẻ. Đó là một ngôi sao trầm mặc, có đeo lơ lửng một túi rất lớn chứa đầy ưu tư. Theo astrology (chiêm tinh học) thì cũng có lý, nhưng ai mà tin chiêm tinh học. Tôi tin vào những đêm buồn bã.

Xem tiếp...

Lật lại một tập ảnh

Mai Xuân Vỹ
4/2019

Một


Saigon – Đường Phan Bội Châu, cửa Đông chợ Bến Thành 1972 - Ảnh Raymond Depardon


Nhìn lại bức ảnh trên vào thời điểm bức hình được chụp, Saigon là một thành phố bình yên, như tất cả những thành phố bình yên trên thế giới. Đập vào mắt là những thiếu nữ, và phụ nữ đến chợ mua sắm hoặc đã mua sắm xong ngồi xích lô trở về. Đây là những sinh hoạt bình thường của những người dân bình thường trong một phố thị thanh bình. Cũng có lẽ là một ngày bình thường như những ngày bình thường trong tháng trong năm. Những chiếc taxi đang lăn những vòng thong thả và những chiếc khác đậu nhàn hạ, thảnh thơi chờ khách.

Xem tiếp...

Vài cảm nghĩ về phương pháp soạn nhạc của nhạc sĩ Lê Uyên Phương

Học Trò
1/1/2019

Tình yêu không phải là sự thêu dệt của trí năng,
không sống trong tình yêu,
người ta không thể viết tình ca được.\
Lê Uyên Phương, trích từ truyện ngắn “Cha, con và biển”,
sách
“Không có mây trên thành phố Los Angeles”



Tiếp tục mạch suy nghĩ trong một tiểu luận trước với tựa đề “Giải mã lề lối soạn nhạc qua dòng nhạc Trịnh Công Sơn”, tôi bèn dành thời gian nghe lại các bài nhạc của cố nhạc sĩ Lê Uyên Phương (xin được phép viết tắt là LUP) mà tôi sưu tầm bấy lâu. Tôi tìm ra vài chi tiết mới, rất đặc trưng của phong cách soạn nhạc LUP, bèn thử viết chúng xuống tiểu luận này để chia xẻ cùng bạn đọc.

Xem tiếp...

Giải mã lề lối soạn nhạc qua dòng nhạc Trịnh Công Sơn

Học Trò
26/12/2018

Bất kể nhạc đề đơn giản hay phức tạp, hoặc có ít hay nhiều nét đặc trưng,
ấn tượng sau cùng của một khúc điệu không lệ thuộc vào hình dáng sơ khai,
mà vào cách xử lý và phát triển của nhạc đề ấy.
Arnold Schoenberg

Chẳng biết từ bao lâu rồi, tôi rất muốn sáng tác cho được một bản nhạc. Tôi đi tìm sách nhạc để học, nghe nhạc, thậm chí mon men phân tích nhạc, mục đích cũng là để nắm vững hoàn toàn cách viết một bài nhạc chỉnh chu.

Xem tiếp...

Cuối năm, nghe lại nhạc Carpenters

Học Trò
20.12.2019




Như thông lệ, tôi nghỉ phép hai tuần cuối và đầu năm để nghỉ xả hơi, cùng gia đình và dân Mỹ Mừng Thiên Chúa Giáng Sinh và ăn Tết Tây. Đây cũng là dịp để kiểm điểm lại tài sản âm nhạc, và nếu đủ hứng khởi thì ghi xuống một hay hai tản mạn. Năm nay trời thương, không những tôi tìm ra ông thầy đích thực - nhạc sư Arnold Schoenberg - mà tôi đã đề cập trong một bài viết gần đây (12/2018), tôi còn được dịp nghe lại ban nhạc Carpenters với một CD mới toanh, âm thanh tuyệt hảo.

Xem tiếp...

Phía bên kia triền dốc cuộc đời

Dương Kinh Thành
10/1/2019


Nhạc sĩ Hằng Vang

Có lẽ mùa trăng Thành Đạo 2562 – 2018 sẽ khó quên đối với nhạc sĩ Hằng Vang và gia đình, khi giữa bao cơn lốc thực dụng xâm chiếm nhiều ngõ ngách cuộc sống và lấn sang cả khu vực luôn được bảo trọng của tâm hồn trong từng con người: Trái tim ! Nếu nói về một sự tưởng thưởng hay tri ân thì nhạc sĩ Hằng Vang có thể còn đi bên trên những khuôn sáo, danh vọng đó. Hơn thế nữa sẽ không ai có thể nhân danh để ghi nhận sự tận tâm , cống hiến gần cả cuộc đời cho âm nhạc Phật giáo mà không hề đòi hỏi một đồng lương, một phần thưởng nào trong suốt 86 năm dài tận tụy của người nhạc sĩ lão thành hiện đang còn sống duy nhất bên chúng ta.

Xem tiếp...

Thơ Và Mưa Trong Mùa Vu Lan

Dương Kinh Thành
8/2018



Không rõ có phải mình là nghệ sĩ hay không, hay ít ra cũng là người có những hoạt động liên quan đến văn hóa văn nghệ, nên rất dễ cảm xúc trước một câu thơ, một câu văn hay bài nhạc hay và có ý nghĩa sâu xa ?

Tự thân vốn là người đã mất cha và mẹ từ lâu, trước đây khi còn sinh hoạt, đứng trước hàng chục. hàng trăm huynh trường đoàn sinh đề nói về ý nghĩa cài hoa hồng mỗi dịp Vu Lan, tôi vẫn luôn giữ vững và kềm chế cho đúng quy cách một huynh trưởng lãnh đạo, nói cho các em và khuyên nhũ về sự hiếu đạo với hai đấng sanh thành. Để rồi một lát nữa, khuất sau bức tường của hậu tổ, một vài huynh trưởng đến bên tôi và cho ghé bờ vai trong một thoáng ngậm ngùi mà ban nảy mình còn tỏ ra cứng cỏi ! Sau này hoạt động nghệ thuật, tiếp xúc với rất nhiều thơ văn nhạc họa, tôi đã giúp các vị lãnh đạo nhận định tác phẩm bằng chính cảm xúc thật của lòng mình, từng bước , kiên nhẩn xây nên nền móng văn hóa văn nghệ Phật giáo buồi ban đầu. Cứ thế, mỗi mùa Vu Lan, mùa của gió và bão, luôn có những cơn mưa âm ỉ, đã ngăn cách khá dài những dòng hoài niệm vẫn luôn đang muốn chực chờ tuôn chảy. Thế nhưng cảm xúc thì vẫn không hao mòn, suy siểng theo thời gian.

Xem tiếp...

Sài Gòn Kỷ Niệm

Nguyễn Lân Thắng
19/8/2018

Nguyễn Tín
Ca sĩ Nguyễn Tín sau khi bị đánh đêm 15/8/2018. Facebook Dương Đại Triều Lâm.

Đêm ngày 15/8/2018 cả Sài Gòn náo loạn vì một buổi ca nhạc. Đó là buổi biểu diễn mini của ca sĩ Nguyễn Tín và những người bạn mang tên Sài Gòn Kỷ Niệm tại quán cafe Casanova ngay trung tâm thành phố. Nguyễn Tín sinh năm 1990, người Cần Thơ, vốn không hề được đào tạo thanh nhạc bài bản. Vì tham gia các hoạt động xã hội, đi biểu tình chống Formosa gây ô nhiễm, nên Tín từ lâu đã bị lực lượng an ninh quấy phá công việc mưu sinh ở Cần Thơ, phải bỏ lên Sài Gòn để tìm công việc tạm bợ khác mà sống. Trong quá trình vất vả đó, Tín làm đủ thứ, từ bán hàng online, cho đến việc dùng giọng ca vốn có để đi hát cho các phòng trà ca nhạc mini. Nhưng những công việc đó cũng không hề đơn giản cho Tín, rất nhiều lần bị phá, bởi anh không chỉ kiếm tiền để mưu sinh mà còn dành một phần rất lớn thu nhập để gửi nuôi những đứa con của hai tù nhân chính trị nổi tiếng là Trần Thị Nga và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Rất may mắn cho Tín là những việc làm đó đã chạm đến trái tim của rất nhiều người không thờ ơ với đất nước. Những buổi livestream vừa bán hàng online, vừa hát nhạc xưa trên facebook của Tín luôn có hàng trăm người hâm mộ ở khắp mọi nơi theo dõi. Nổi tiếng nhất có lẽ là clip Tín hát bài Tiền Giang Đông - Tiền Giang Tây, do Đinh Nhật Uy chế lời từ bài Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây. Đây là bài hát rất vui nhộn, nhẹ nhàng đả kích các vấn đề xã hội xung quanh vụ BOT Cai Lậy, và được cánh lái xe Bạn Hữu Đường Xa khắp nơi ưa thích. 

Xem tiếp...

Lời Bàn Mới

Đăng Nhập/Xuất