Blogs
- Chi tiết
-
Hiệp Dương (Học trò)
-
Lượt xem: 8325
Bạn,
Lại thêm một năm trôi qua, tôi chẳng nghe hay khám phá gì được nhạc mới Việt cũng như Anh Pháp. Cũng có những ngôi sao chợt "xẹt" qua, như cô Adele, hay vài bài nhạc Pháp trữ tình thỉnh thoảng bắt gặp trong các chương trình tối thứ Bảy như "Hier Encore" hay "Les Annés Bonheurs" của TV5Monde (mà tôi đặt mua cable để tập nghe tiếng Pháp hằng ngày.) "Có lẽ tới một tuổi nào đó thì người ta không còn nghe nhạc hát nữa chăng", là lý do để tôi biện minh cho việc nghe nhạc Paul Mauriat dầm dề suốt ba bốn năm nay, và vẫn chưa chán?

Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Dương Kinh Thành
-
Lượt xem: 5123
Dương Kinh Thành
14/11/2014

Thời gian qua, trên các phương tiện giải trí, chúng ta đã được nghe rất nhiều các bài chú ( trong bài viết này người viết xin phép không gọi là Thần Chú để tránh hiểu lầm) được giới nhạc sĩ phổ thành nhạc rất hay, nhất là bài "Chú Đại Bi" . Ai cũng biết "chú" là mật ngữ riêng của chư Phật, Bồ Tát, không thể dịch và không được dịch ra bất kỳ ngôn ngữ nào. Điều này lý giải tại sao các bài chú thường được đọc rất nhanh, nghe âm điệu rất gần với ngữ tạng Pali hoặc Sansrit. Chúng ta nghe chư tăng đọc Tụng Chú Lăng Nghiêm – Thập Chú mỗi sớm thử xem, nó có một sự cuốn hút mạnh mẽ trước hết bằng chính âm điệu độc nhất vô nhị của thể loại kinh chú này. Với hàng cư sĩ chỉ với một bài tụng Chú Đại Bi thôi nhưng vẫn phải bằng nhịp điệu bắt buộc bất thành văn ấy, tức là nhanh, hoặc nhanh vừa phải thì cũng sẽ thấy ngay được hiệu quả của một bài kinh chú.
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Mai Xuân Vỹ
-
Lượt xem: 5349
Mai Xuân Vỹ
7/9/2014
Tôi ngồi ở quán café Saigon Phố trên đường Trương Minh Giảng với Huy, Cường, Mạnh, đám bạn cũ từ thời trung học. Saigon thật quen mà cũng thật lạ với tôi. Lạ là buổi sáng lúc Mạnh nhắn tôi quán café ở đường Trần Quốc Thảo tôi đã phải hỏi lại. Quen là khi biết nó chính là con đường Trương Minh Giảng quen thuộc của tôi ngày xưa.

Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Chàm Phương
-
Lượt xem: 5939
Chàm Phương
8/2014
Tình cờ tìm thấy tấm hình của bốn cựu thành viên của ban nhạc Tiếng Tơ Đồng ngày xưa khiến tôi nghĩ đến những mùa Xuân đằm thắm của quá khứ: tươi tắn và thanh nhã. Do đó tôi xin lấy bốn giọng ca Thái Thanh, Hà Thanh, Mai Hương và Quỳnh Giao làm nguồn cảm hứng cho vài dòng sau đây về dòng nhạc Xuân mà lẽ ra người ta chỉ viết khi Tết sắp đến.

Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Dương Kinh Thành
-
Lượt xem: 4639
Giác Đạo Dương Kinh Thành
8/2014
Âm nhạc Phật giáo ở đây đang được nói đến là âm nhạc của cộng đồng và trình diễn, không phải là âm nhạc của nghi lễ. Trước tiên cũng xin được mạn phép minh định như vậy bởi vì chuyện tuy nhỏ nhưng lâu nay có rất nhiểu ngộ nhận và đánh đồng hai thể loại này với nhau khiến hình thức âm nhạc trình diễn và cộng đồng của Phật giáo chúng ta trở nên nặng nề dưới mắt quần chúng, nhất là với những ai lần đầu tiên tiếp xúc nghe thấy (hay "phát hiện") Phật giáo cũng có một thể loại âm nhạc như vậy.
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Dương Kinh Thành
-
Lượt xem: 4538
Dương Kinh Thành
Đờn Ca Tài Tử (ĐCTT) được UNESCO chính thức ghi danh ngày 5/12/2013, ngày 11/2/2014 đã trao quyết định công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại.

Cao Văn Lầu
Đây là một trong 8 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận và là duy nhất của Nam Bộ sau Nhã Nhạc Cung Đình Huế (2003). Không Gian Cồng Chiêng Tây Nguyên(2005), Dân ca Quan Họ Bắc Giang-Bắc ninh(2009), Ca Trù(2009), Lễ Hội Thánh Gióng (2010), Hát Xoan (2011), Lễ Hội Hùng Vương (2012).
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Nguyễn Sĩ Hạnh
-
Lượt xem: 5233
Nguyễn Sĩ Hạnh
8/3/2014
Bữa nay long weekend – ngày thứ Hai 10.3.2014 này dân Úc nghỉ lễ Lao Động – lui cui dọn dẹp cái phòng làm việc bề bộn chợt thấy một cái CD cũ là lạ nằm trong góc tủ. Lấy ra coi thì là CD Rời Nhau của cô Thái Thảo do Duy Cường hòa âm, Dream Studio làm năm 1993. Mèn đéc ơi, mới đây mà đã 21 năm!

Rời Nhau – Thái Thảo
Bỏ CD vô máy, nghe lại giọng ca trẻ trung ấm áp, nhìn hình bìa và tưởng tượng ra cô Thái Thảo của 21 năm trước, sexy và duyên dáng. Chắc giờ cô vẫn còn duyên dáng, vì cái duyên dáng không rời người đàn bà đẹp dù theo năm tháng. Cô đã chính thức giã từ sân khấu lâu lắm rồi[1] nhưng có thật vậy không? hay nói cách khác, ánh đèn sân khấu có thực sự bao giờ rời bỏ cô? Bạn nên nhớ cô là con gái của nhạc sĩ số một của Việt Nam – Phạm Duy, và là vợ của ca sĩ Tuấn Ngọc – giọng nam hàng đầu của thế hệ ông (và tới giờ cũng chưa có ai thay thế được!)
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Dương Kinh Thành
-
Lượt xem: 5112
Giác Đạo Dương Kinh Thành
8.1.2014
Hôm nay đúng ngày sơ thất của cố ca sĩ Phật tử Hà Thanh, pháp danh Tâm Từ, tạ thế ngày 1.1.2014, hưởng thọ 77 tuổi, mặc dù đến ngày 12.1.2014 tới đây mới làm lễ và an táng tại chùa Việt Nam (Việtnamese Pagoda) Roslindale, quận Suffolk, Massachusette. Hoa kỳ. Xin dược viết đôi dòng này bày tỏ niềm tiếc thương và trân trọng một một người ca sĩ Phật tử đúng nghĩa, qua cuộc đời ca hát và trong cuộc sống, dù ở nơi đâu vẫn một lòng kiên trung với đạo pháp.

Ca sĩ Hà Thanh những năm 1960
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Sơn Phước
-
Lượt xem: 3850
Sơn Phước
26/12/2013
Tôi muốn chọn ra mười đĩa nhạc xuất sắc nhất để đại diện cho âm nhạc Việt Nam trong năm 2013, nhưng không thể. Vì vậy những đĩa nhạc dưới đây là những đĩa nhạc đáng để dành thời gian nghe thử ít nhất một lần cho biết.
1. Tiếng hót từ bụi mận gai – Phương Linh
(Pop – 03/2013)
Giá như đôi mắt em là lá khoai
Để nỗi buồn không ở lại
Xem tiếp...
- Chi tiết
-
Nguyễn Sĩ Hạnh
-
Lượt xem: 12558
Nguyễn Sĩ Hạnh
22.11.2013
"O mio babbino caro" (tạm dịch là "Cha kính yêu của con ơi") là một aria cho giọng soprano từ vở opera Gianni Schicchi (1918) của Giacomo Puccini, lời của Giovacchino Forzano. Bài này do vai Lauretta ca khi sự xung đột giữa cha cô là Schicchi và gia đình người yêu của cô là Rinuccio đã đến mức dữ dội và đe dọa đến tình yêu của hai người. Bài aria biểu lộ ca từ đơn giản và tình yêu chân chính, trái ngược với cái không khí đạo đức giả, ganh tị, hai mặt và thù ghét của thời trung cổ ở Florence trong vỡ opera hài duy nhất của Puccini. Đây cũng là aria duy nhất trong vở opera mà ca sĩ có thể hát riêng như một bài hát[1].

Florence Easton hát vai Lauretta trong lần công diễn đầu tiên của vỡ Gianni Schicchi, 14.12.1918
Xem tiếp...