Blogs

Paul Mauriat, người giữ gìn "niềm vui sống" của các ca khúc Pháp và thế giới

Hiệp Dương
2.10.2013

Bạn thân mến,

Trong một bài viết trước ( Những kỷ niệm về nhạc Paul Mauriat) tôi đã có dịp nhắc đến người nhạc sĩ tài hoa, đa dạng của âm nhạc Pháp quốc, đó là nhạc trưởng của ban đại hòa tấu mang tên ông, Le Grand Orchestre de Paul Mauriat. Trong danh sách nhạc trên 1000 bài của ông soạn, có một mảng không nhỏ, gần trên dưới hai trăm bài, là những bài nhạc Pháp từ thời 1940-50 như Comme d'habitude, La vie en rose, và nhất là những bài nhạc nay đã trở thành bất tử của những năm từ 1965 đến 1980, như Une belle histoire, Après toi, Tu te reconnaitras, v.v. Vì quá khâm phục sức sáng tạo và tận tụy của ông và cũng để chia xẻ với bạn đọc những suy gẫm riêng tư, tôi viết thêm một bài bổ sung cho bài viết trước, gồm những tiểu mục nho nhỏ về những bài hòa tấu tuyệt vời của ông.



Xem tiếp...

Yêu - Năm Dòng Kẻ (2013)

Sơn Phước
11.11.2013

Trong nền âm nhạc Việt Nam đương đại, có thể tạm ví Năm Dòng Kẻ như một con tàu vũ trụ mà càng tách rời lại càng tiến gần đến đích điểm.



Chính thức ra mắt từ năm 2000 (trước đó mang tên Du Ca) với mô hình là một nhóm nhạc nữ gồm 5 thành viên, Năm Dòng Kẻ gợi đến hình ảnh một Spice Girls mới của Việt Nam, nhưng đi theo con đường gian truân hơn hẳn là A cappella. Năm cô gái tuy không có tài nhảy nhót nhưng lại sở hữu những chất giọng đủ điêu luyện để có thể thoải mái phô diễn mà không cần sử dụng nhạc đệm phụ họa. Cùng thời của Năm Dòng Kẻ còn có AC&M nhưng các chàng trai đã tạm thời dừng bước trong khi các cô gái vẫn kiên trì, bền bỉ với nghiệp hát.

Xem tiếp...

Ngọc Ngà Châu Báu Của Trái Tim

Nguyễn Sĩ Hạnh
10.11.2013

Tôi thích tiếng đàn vĩ cầm. Có thể vì nó gợi nhớ lại những ngày thơ ấu, cuối ngày sau giờ làm việc ông già thường hay đem cây đàn vĩ cầm của ổng ra kéo ỉ ôi mấy bài nhạc tiền chiến. Có thể vì tiếng đàn đem âm nhạc len lỏi vào trong tâm hồn và cảm nghĩ của mình một cách sâu sắc mà những nhạc cụ khác hay ngay cả giọng ca của mấy diva cũng không làm được. Khi mới bắt đầu học nghe nhạc classic, tôi lựa nhạc vĩ cầm để nghe trước, và khi được nghe mấy cái concerto nổi tiếng thì thích liền. Hơn hai chục năm qua, mấy concert to viết cho vĩ cầm và dàn nhạc giao hưởng của Beethoven, Brahms, Mendelssohn, Tchaikovski, Bruch, Elgar, Sibelius ... nghe đi nghe lại hoài không chán. Giờ có thêm youtube, lâu lâu lại lên coi để thấy cận cảnh những ngón tay phù thủy của các danh thủ nhảy múa trên phím đàn! Bài này dịch từ một phần của trang Wiki, tôi bỏ qua những phần nói về kỷ thuật vĩ cầm và nhạc thuật vì tự thấy mình không đủ trình độ để dịch. Trong bài hai từ "vĩ cầm "và violin được dùng lẫn lộn, và "violin concerto" thường dùng để thay thế cho "concerto viết cho đàn vĩ cầm và dàn nhạc giao hưởng". Có gì sai sót xin các bạn chỉ giáo - NSH.


Xem tiếp...

Những Cô Ca Sĩ "Thần Tượng" Thuở Đầu Đời

Nguyễn Sĩ Hạnh
1.10.2013

Tuần qua dọn dẹp mấy trang web, tình cờ nghe lại một chương trình phát thanh về nhạc VN trước 1975 của Hoài Nam. Ông Hoài Nam kể chuyện bài hát Thiên Thai ông nghe hồi còn nhỏ. Nghe thấy cảm động quá xá, vì đại khái giống như ông, tôi cũng có chút kỉ niệm nho nhỏ với bài này, dù rằng không dữ dội như ông vậy.

Hoài Nam - 70 Năm Trong Tân Nhạc Việt Nam - Chương trình 18: Hoàng Trọng
(nói về bài Thiên Thai từ 2:08 tới 2:38)


Số là hồi đó, không nhớ rõ năm nào nhưng chắc cỡ giữa thập niên 60, ông già mua về một cái máy hát băng nhạc, loại băng từ cuộn nào cuộn nấy to như dĩa cơm sườn. Nhạc thì ra mấy tiệm thu băng, ít khi mua cả cuộn băng gốc (tôi đoán là vì mắc) mà thường đọc qua danh sách của những cuộn băng, lựa bài nào muốn thu thì viết tên ra thành một danh sách. Xong tiệm sẽ thu cho, vài bữa sau ra lấy. Đại khái kiểu giống như giờ mình làm playlist trên youtube, hay trên mấy trang web cho nghe nhạc chùa vậy!

Xem tiếp...

Cùng Trong Một Tiếng Tơ Đồng

Hữu Du
1.2011

Thúy Kiều – nhân vật chính trong tác phẩm "Truyện Kiều" của thi hào Nguyễn Du- là nhân vật mà Nguyễn Du dành nhiều ưu ái nhất, gửi gắm nhiều tâm huyết nhất. Phải chăng có sự tương cảm về cuộc đời truân chuyên, lận đận của Kiều mà Nguyễn Du đã nhờ Kiều nói thay mình nhiều nhất về cuộc đời, về nhân sinh quan, thẩm mỹ quan sáng tác ; như cảm nhận của nhà thơ Tố Hữu: "Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều".

Cuộc đời Kiều đo bằng mười lăm năm lưu lạc, đong đếm bằng tâm trạng bi thương, bằng đầm đìa nước mắt và thổn thức trong tiếng đàn "bạc mệnh" đọan trường!

Tiếng đàn của Kiều đã vang vọng suốt chiều dài tác phẩm, vào đúng những thời điểm chuyển giao, đánh dấu những bước ngoặt của số phận...

Xem tiếp...

Nhạc Phật Giáo "Chế" Cũng Là Một Cách Đạo Nhạc

Dương Như Tâm
8.2013

Vừa qua, đạo hữu Minh Thạnh có bài viết "Ca Khúc Phật Giáo"Chế"Vi Phạm Pháp luật" nêu lên một thực trạng không mấy đẹp của lãnh vực âm nhạc Phật giáo. Tuy nhiên, bải viết mới chỉ đưa ra nhận định trên khía cạnh pháp luật, còn tránh né nhiều ẩn khúc của vần đề này thực sự đã tồn tại từ rất lâu trước sự thờ ơ của lãnh đạo văn hóa Phật giáo, hoặc giả chưa có khả năng chuyên môn để kiểm soát.



Ngay từ những năm đầu thập niên 80 thế kỷ trước nhạc theo kiểu "chế" lời này đã xuất hiện trong một bộ phận tăng ni và phật tử chúng ta. Khi ấy, lãnh vực chuyên môn này chưa được đặt trọng tâm, và cho đến tậm hôm nay cũng chưa bao giờ có một văn bản mang tính pháp quy nào của Giáo Hội về việc phát huy hay kiểm soát văn nghệ Phật giáo .

Xem tiếp...

Đường xa cho nghệ sĩ độc lập Việt

Sơn Phước
21.8.2013

Cách đây hai năm, chương trình Bài hát Việt mạnh dạn dành hẳn 30 phút phát sóng để giới thiệu Đại – Lâm – Linh, nhóm nhạc gồm ba thành viên do nhạc sĩ Ngọc Đại thành lập và đứng đầu. Sự việc thực sự đã tạo nên một làn sóng bình luận dữ dội từ phía khán giả lẫn giới chuyên môn mà đa phần là những phản hồi không tốt, không dành nhiều thiện cảm cho nhóm nhạc.

Đối với nhiều người, Đại – Lâm – Linh vẫn còn là một hình ảnh khác thường, không giống ai (trước đây cả ba thành viên đều cạo trọc đầu, ăn mặc như các nhà sư) và âm nhạc cũng kỳ quái, khó nghe không kém. Ít ai biết rằng nhóm nhạc đã có một quá trình hoạt động bền bỉ và từng ra mắt một album mang tên chính mình vào năm 2009.


Đại - Lâm - Linh trên sân khấu Bài hát Việt

Xem tiếp...

Âm Nhạc Mùa Vu Lan 2013 (Phật Lịch 2566) - Cuộc Tiếp Sức Đáng Trân Trọng

Dương Kinh Thành
Vu Lan 2013

TỪ NGỘ NHẬN BAN ĐẦU

Nếu như vài năm trở lại đây, ở Việt Nam chúng ta, đăc biệt giới trẻ, có phần chao đảo và phân vân trước làn sóng văn hóa ngoại nhập, với những Ngày Của Cha (Father Day) - Chủ Nhật thứ ba của tháng sáu; Ngày Của Mẹ (Monther Day) - Chủ Nhật thứ hai của tháng năm (dương lịch) và Ngày Quốc tế Phụ Nữ - tám háng ba... vẫn có không ít người chưa nhận ra ý nghĩa và mục đích của các ngày lễ ấy và cái nào mới thực chất , đúng nghĩa tôn vinh hai đấng sanh thành của mình. Dẫu rằng- nói theo ngôn từ của người dễ dãi thì thể hiện ngày báo hiếu Mẹ-Cha càng nhiều càng tốt, nhưng nếu để tư duy có đôi chút thăng bằng, tìm hiểu lai lịch nguồn gốc ra đời các ngày lễ này sẽ dễ dàng nhận ra ngay điều mình muốn biết.

Xem tiếp...

Về bài hát "Cánh Cò Mang Theo"

Dương Kinh Thành
Vu Lan, 2012

Đây là lần đầu tiên, với tư cách tác giả tôi xin được lên tiếng về bài ca cổ "Cánh Cò Mang Theo", từ lâu đã bị cắt xén, sửa đổi nội dung mà không có ý kiến hay sự đồng tình của tác giả . Và cũng để nhân mùa Vu lan Báo Hiếu , cống hiến cho quý đọc giả một câu chuyện với kết cục buồn nhưng lòng mẹ thì vẫn luôn còn hiện hữu.

Cánh Cò Mang Theo - Trình bày: Nghệ sĩ Bích Phượng và Minh Nghĩa


NGUYÊN DO BÀI HÁT RA ĐỜI

Trước hết xin nói về nội dung và động cơ thúc đầy để chỉ sau một đêm dài thức trắng bài hát "Cánh Cò mang Theo" được ra đời. Bài hát dựa trên một câu chuyện có thật mà tác giả đã trực tiếp chứng kiến tại sân bay Tân Sơn Nhứt một buổi chiều mưa ngâu tháng bày âm lịch:

Xem tiếp...

Giấc mơ mang tên mình

Sơn Phước
1/6/2013



Trong sự nghiệp âm nhạc của mình, Khánh Linh đã có những bước tiến tuy chậm mà chắc. Đĩa nhạc đầu tay Họa mi hót trong mưa (2004), cô tự tin hát lại những tình khúc Dương Thụ vốn gắn liền tên tuổi đàn chị một cách trong trẻo và tươi mới như chính giọng hát của mình. Sau đó, ta lại thấy cô bay lượn trong không gian điện tử với Quốc Trung (Ban Mai Xanh, 2006), dân gian đương đại với Lê Minh Sơn (Sau Cơn Mưa, 2007) và cả âm nhạc Phạm Duy – một địa hạt không dễ khai phá. Lần cuối cùng, cô gây bất ngờ cho khán giả khi quyết định Nam tiến để phát triển sự nghiệp, cũng như xuất hiện với những hình ảnh mới trưởng thành, đầy trải nghiệm. Nhưng phải rất lâu sau đó, Khánh Linh mới thực sự trở lại cùng Giấc mơ mang tên mình (2013), đĩa nhạc với hình ảnh và con đường âm nhạc hoàn toàn trái ngược với những gì cô đã "định làm" trước đó.

Xem tiếp...

Lời Bàn Mới

  • CÒN THOÁNG CHIÊM BAO
    Lâm Nguyễn 24.02.2024 17:12
    Cảm ơn admin đã tải lên album này, chiếc cầu nối đưa tôi biết đến ngôn từ và giai điệu tuyệt đẹp của ...
     
  • LỜI RU TRONG MƯA
    Thông-Tin 08.09.2023 11:49
    Đã sửa, giờ nghe được rồi.
     
  • LỜI RU TRONG MƯA
    2gether 06.09.2023 22:30
    Hi Admin Album này không nghe được.... Plz......
     
  • TÌNH KHÚC NGÔ THỤY MIÊN
    Thông-Tin 25.08.2023 18:23
    Cám ơn bạn. Lỗi đã sửa, album giờ nghe được hết .
     
  • PHẠM MẠNH CƯƠNG 18
    Thông-Tin 25.08.2023 18:21
    Cám ơn bạn đã cho hay . Bài này không có mp3 .

Đăng Nhập/Xuất