Blogs

Như từng viên đá cuội, rớt vào lòng biển khơi*...

Từng được đọc trên báo, chị là một ngôi sao được phát hiện muộn màng, tôi cũng bắt đầu yêu thích chị ở thời điểm muộn màng, nhưng không lấy đó làm buồn.

Chọn một dòng nhạc kén người nghe, thứ âm nhạc của chị khó hấp thụ, khó cảm nhận với một bộ phận số đông người nghe, nhưng một khi đã đồng điệu được thì người ta khó thoát khỏi ám ảnh của sự day dứt mà âm nhạc của chị mang lại. Đối với tôi là thế. Có thể chị không có được những sức mạnh vô hình hay hữu dạng đỡ sau lưng như nhiều nghệ sĩ nổi danh trong giới hiện nay, tuy nhiên, với tôi ít nhất cái to lớn mà chị có được chính là "bản sắc" - một bản sắc của riêng chị không thể lẫn, một bản sắc "sâu" và "đậm".


Xem tiếp...

Những hồi ức tản mạn về nhạc Trịnh

Nguyễn Hoàng
11.7.2012

Mình được nghe nhạc Trịnh, bài đầu tiên là Diễm xưa, do cô giáo dạy Văn hát vào dịp tết năm 1969 khi đang học lớp 7. Vào thời ấy, đúng là tuổi gì mà đòi thẩm ca từ của nhạc Trịnh nhưng âm điệu, giọng hát của cô giáo lôi cuốn lũ nhóc nên tên Trịnh Công Sơn được chú ý.

Sau đó những bài trong tập “Ca khúc da vàng” được nghe, được hát nhiều hơn, ca từ cũng dễ hiểu hơn. Chẳng hạn, bài “Gia tài của mẹ” học sinh, sinh viên hát đơn ca, đồng ca ra rả, được khá nhiều người đồng cảm với những câu “Một ngàn năm nô lệ giặc tàu,.. Gia tài của mẹ một lũ lai căng, gia tài của mẹ một lũ bội tình”. Tiếp nối là những bài “Người con gái Việt nam”, “Đại bác ru đêm”, “Du mục”, “Tình ca người mất trí”, “Hát trên những xác người”,… với giọng ca “liêu trai” của Khánh Ly như có ma lực thu hút người nghe trong giai đoạn chiến tranh ấy. Với Trịnh Công Sơn, có lẽ Khánh Ly nổi lên, thành công hơn đối với các ca khúc phản chiến so với tình ca.

Đến nay, dường như chưa có ai khác hát các bài phản chiến này như một thương phẩm để phát hành có lẽ họ cảm thấy không thể vượt qua được KL chứ tập Ca khúc da vàng không phải viết độc quyền dành KL.

Xem tiếp...

Sau khi xem “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”

Cô Gái Đồ Long
1.6.2012

Ngày cuối tuần mưa to. Sân nhà hát xe hơi đậu dày đặc, khán phòng chật người. Vậy là ổn, vì vé phát cho khách hàng và bạn bè, báo chí.


Tuấn Ngọc, Nguyên Thảo, Uyên Linh, Phương Linh và Mỹ Linh

Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” nói chính xác là show event kỷ niệm 19 năm thành lập của ACB Bank “Ngân hàng của mọi nhà”. Nhưng do cách thực hiện mang tính chuyên nghiệp cao và gần như hoàn hảo, nghiêm túc nên người ta quên mất ca sĩ (Mỹ Linh, Phương Linh, Uyên Linh, Tuấn Ngọc và Nguyên Thảo) cũng như band nhạc (Anh em, NS Hoài Sa, dàn nhạc dây TP.HCM) và nhóm bè Cadillac…đều đang chạy show event. Nói rõ vậy, vì nào giờ bàn tới show event là người trong giới giải trí đều nghĩ ngay đến chuyện ca sĩ đi kiếm tiền thuần túy thôi. Mà không phải người bỏ tiền nào cũng lòng đầy tâm huyết và biết thưởng thức nghệ thuật, hầu hết chủ đích cũng chỉ muốn PR hình ảnh công ty, đơn vị mình lên; rồi mua sóng live truyền hình rồi khoa trương um xùm. Nên nhiều tiền mà biết cách xài tiền, như mấy anh ACB bank, là hiếm!

Xem tiếp...

Nhạc Lính Cộng Hòa

Cô Gái Đồ Long
28.6.2012

Có một trường hợp khá đặc biệt trong giới văn nghệ Sài Gòn, là chuyện của nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. Nhớ khi ông mất, lướt qua vài trang điện tử đưa tin, thì ngoài những ca khúc rất phổ biến như Bông hồng cài áo, Tóc mây, Thuyền hoa, Áo lụa vàng, Thương quá Việt Nam, Nắng Lên Xón Nghèo, Hoa vẫn nở trên đường quê hương…thì tuyệt nhiên không hề thấy nhắc tới một ca khúc khá đình đám của ông là “Trăng tàn trên hè phố”. Cũng phải thôi, bài này không được phép lưu hành. Có lần ngồi uống trà tán dóc trong Sở VH -TT, khi tui nhắc tới ca khúc này thì một anh phản bác ngay: “Nhạc vàng, nhạc nói về lính Cộng Hòa sao cho phép lưu hành được!”. Tui gân cổ cãi: “Phạm Thế Mỹ là người sáng tác rất nhiều ca khúc về Đảng về Bác Hồ; trong đó có cả một ca khúc tựa đề giống như hô khẩu hiệu là Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng...Nếu tính ra là...nhân thân ổng cũng ok mà! ”. “Thì chuyện nào ra chuyện đó…”. Lần đó tui còn bị chửi là mất quan điểm nữa. Phạm Thế Mỹ sinh thời là cán bộ quản lý văn hóa, ông làm việc tại Phòng Văn hoá - Thông tin Quận 4 TP.HCM cho tới khi về hưu. Một lần ngồi ở sân Hội Âm nhạc kể chuyện này với Phạm Thư Sinh – con trai Phạm Thế Mỹ, đang làm bên VTV, anh cũng cười cười bảo: “Có lẽ vì ca khúc Trăng tàn trên hè phố mà ông già lận đận cả đời, từ sau 1975 tới khi hưu ổng chỉ là một nhân viên làng nhàng, chả bao giờ được cất nhắc…”

Xem tiếp...

Nghe 37 bài nhạc Pháp với bản dịch Anh ngữ

Học Trò
6.2012

Bạn,



Nghe nhạc Pháp hay mà còn hiểu được nghĩa thì quá thích thú, chỉ tiếc là tôi không sinh sống ở một nơi nói tiếng Pháp như Paris, Quebec, hay Bruxelles. Thôi thì ráng dòm người ta dịch từ tiếng Pháp qua tiếng Anh vậy, để học hỏi thêm chút chút mớ tiếng Pháp ít ỏi của mình. Mời bạn cùng nghe và xem 37 bài nhạc Pháp sau đây, do một mạng nhân tên là "frenchrescue" tốn công làm videos.

Xem tiếp...

Người "chăn vịt" năm xưa

Nguyễn Sĩ Hạnh
16.6.2012

Đâu quãng mấy năm đầu thập niên 80, tôi bỏ nghề lục lộ về Sài Gòn buôn bán chợ trời sống lây lất qua ngày. Tôi không nhớ ở đâu ra mà lúc đó mình có một bản chép tay bài nhạc "Chăn Vịt Ở Phương Nam", có cả lời lẫn nhạc đường hoàng.  Dù bị chê là ca dở nhứt nhà nhưng những chiều mưa buồn ở nhà trọ, tôi hay hành hạ bà con láng giềng, ôm cây đàn guitar gỗ nghêu ngao "Tôi người trai sông Hương, lưu lạc về sông Hậu...".

Hơn ba mươi năm qua, tôi vẫn còn nhớ bài nhạc phổ thơ của Mường Mán, nhưng không nhớ ai là tác giả. Mấy năm trước, khi lên làm việc ở Canberra, một đêm đông ở nhà ông bạn Lê Khắc Tưởng sau khi đã ngà ngà mấy ly rượu đỏ, than chuyện cũ bàn chuyện mới tôi mới kể chuyện baì ca chăn vịt này. Hai thằng lui cui lên mạng gú-gồ nhưng cũng chỉ tìm ra bài thơ mà không thấy bài nhạc hay MP3 gì hết.  

Xem tiếp...

Tôi Yêu Em

Mai Xuân Vỹ
2.2012

Thứ Hai. Đầu tuần vẫn thường là ngày chaotic, monday blue hay nếu là bình thường thì là coffee heavy day. Nhưng thứ Hai này tôi có một niềm vui đầu tuần nhẹ nhàng. Niềm vui ấy khiến tôi bước qua bên kia đường gọi một ly cà phê, rồi tự thưởng cho mình ít phút ngồi dưới ánh nắng dìu dịu của buổi sớm mai. Với bóng nắng đậu lại trên những ô cửa kính, hắt ngược những chùm sáng chói mắt.

Tôi nhận được hai email của Bảo, không phải vào thứ Hai mà là thứ Sáu tuần trước. Bảo gửi 4 giờ Sàigòn, là 8 giờ tối ở Melbourne. Giờ ấy tôi đã về nhà, và thường là tôi không đọc mail vào cuối tuần trừ phi phải bắt buộc. Bảo không bắt. Tôi cũng không đọc.

Trong mail, Bảo đùa là ai quen tôi cũng bị sao quả tạ chiếu. Rồi kể ra mấy cái tên ...

Còn trong mail kia -đúng ra chỉ là một cái mail- cái này chỉ là "lời nhắn" qua LinkedIn với một bài hát mới của Bảo. Tôi Yêu Em.

Xem tiếp...

Tuổi Hồng

Thanh Quí
06.06.2012

Trời Sài Gòn mấy hôm nay khi nắng khi âm u, cái nắng gắt thường ngày tự nhiên bỏ đi đâu vắng nhường lại cho cái khí trời tương đối mát mẽ, dễ chịu cho những ngày đầu tháng sáu. Sáng hôm nay cũng vậy, lúc bước ra khỏi nhà leo lên xe rồ máy tôi cũng lại thấy trời ảm đạm, tôi liền buông tiếng hát:

Hôm nay em đi trời không có nắng
Nhưng sao đôi má em lại bừng bừng
Nơi em đi qua lửa không bốc cháy
Nhưng sao đôi má em như người say...
(Tuổi Hồng - Phạm Duy)

Thái Hiền trình bày Tuổi Hồng

Xem tiếp...

Tiếng Đàn Trong Ngõ Trúc

Mai Xuân Vỹ
3.6.2012

Đó là một con ngõ không tên. Chỉ vì ngõ ấy mọc nhiều trúc xanh, người ta gọi nó là Lục Trúc hạng. Là ngõ trúc xanh.

Ông già giỏi đàn ở trong ngõ trúc ấy cũng không có tên. Bởi ông ở trong con ngõ đầy trúc xanh nên được gọi là Lục Trúc ông.

Trong toàn bộ câu chuyện Tiếu Ngạo Giang Hồ, đây có lẽ là lúc cơ nhỡ nhất của anh chàng lãng tử Lệnh Hồ Xung. Sư phụ anh đưa toàn bộ đệ tử phái Hoa Sơn từ Thiểm Tây xuôi nam về thành Phúc Châu, là nơi xưa kia vốn là Phước Oai Tiêu Cục của Lâm Chấn Nam ở tỉnh Phúc Kiến, quê nhà của Lâm Bình Chi. Trên đường đi họ ghé lại nhà ngoại tổ của Lâm Bình Chi ở thành Lạc Dương, là khoảng một phần ba đường từ Thiểm Tây xuôi nam về Phúc Kiến. Lúc này Lệnh Hồ Xung đang bị nội thương trầm trọng, mất hết công lực, lại phải sống cảnh ăn nhờ ở đậu ở nhà ngoại tổ Lâm Bình Chi, bị đám con cháu Vương Nguyên Bá khinh nhờn, bị sư phụ gán tội đánh cắp Tử Hà bí kíp và ngộ sát Lục Đại Hữu -là người sư đệ anh ta yêu mến nhất chỉ sau Nhạc Linh San. Lại thêm chuyện hàm oan tội đánh cắp Tịch Tà Kiếm Phổ ...

Xem tiếp...

Lời Bàn Mới

Đăng Nhập/Xuất