Chương Trình Cổ Nhạc RFA

Soạn giả Viễn Châu, vua của các vị vua cải lương

Thanh Quang
24.7.2005

Trong liên tiếp nhiều thập niên kể từ cuối thập niên 1940, có một soạn giả sáng chói trong ca trường, nhạc giới cổ nhạc: Đó là nhạc sư, nhạc sĩ Viễn Châu. Ông từng viết nhiều tuồng cãi lương, những bản vọng cổ ăn khách nhất với lời văn mượt mà, bay bướm, nhẹ nhàng đầy chất thơ nhạc…để gợi lại hình ảnh nông thôn lam lũ và bình dị, để châm biếm những cảnh trái tai, gai mắt trong xã hội, hay để hoài niệm về dĩ vãng, bày tỏ tâm sự của những tâm hồn đa cảm và các mối tình dang dở…




Quý vị vừa nghe giọng ca buồn thiết tha của Út Bạch Lan qua một trích đoạn Tình Lan và Điệp của soạn giả Viễn Châu. (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Xem tiếp...

Đệ nhất danh ca vọng cổ Út Trà Ôn

Thanh Quang
8.8.2005

Thưa quý vị, cách đây hơn 50 năm, có một giọng ca vọng cổ chắc nhịp, đầy quốc hồn quốc túy, với làn hơi ngọt ngào, ấm, vang vọng, có sức truyền cảm mộc mạc, chân phương và đậm đà tình tự dân tộc, đã được Đài Phát thanh Pháp Á, và sau đó là hãng dĩa Asia, gởi đến giới mộ điệu từ Nam tới Bắc qua những bài vọng cổ như Thức Suốt Đêm Đông, Sầu Bạn Chung Tình, và nhất là bản Tôn Tẩn Giả Điên.





Xem tiếp...

Đệ nhất danh ca vọng cổ Út Trà Ôn (2)

Thanh Quang
14.8.2005

Thưa quý vị, cách đây đúng 4 năm, tức vào ngày 13 tháng Tám năm 2001, khi ở tuổi ngọai bát tuần, Đệ nhất danh ca kim Vua vọng cổ Út Trà Ôn đã vĩnh viễn rời khỏi ca trường nhạc giới và những người mến mộ, về với cõi Chân Phúc Vĩnh Hằng.





Ngày giỗ vừa rồi của cố nghệ sĩ Út Trà Ôn đã diễn ra ở Sàigòn trong không khí thanh đạm gồm gia đình cùng một số nghệ sĩ thân hữu, như con gái út của ông, là ca sĩ Bích Phượng, cho biết: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Xem tiếp...

Hoài niệm về công đức sinh thành của cha mẹ nhân dịp Vu Lan

Thanh Quang
21.8.2005



Nhân dịp Rằm tháng Bảy âm lịch, chúng tôi nhớ tới hai câu thơ của Thi hào Nguyễn Du nghe như đượm sắc Thu nhưng thật ra chất chứa ân sâu nghĩa nặng:


“Tháng Bảy mùa Thu lá rụng vàng, Ấy mùa Báo Hiếu lễ Vu Lan.”

Xem tiếp...

Tưởng nhớ cố nghệ sĩ tài danh Bảy Nam

Thanh Quang
27.8.2005



Nữ nghệ sĩ Kim Cương, bày tỏ nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi đối với mẫu thân - cố nghệ sĩ tiền phong và tài ba Bảy Nam.


Nghệ sĩ Bảy Nam tên thật là Lê Thị Nam sinh năm 1913 tại Mỹ Tho, Tiền Giang trong một gia đình có 12 người con, mà phân nửa theo nghề hát cải Lương, nổi bật nhất là bà Bảy Nam và chị là bà Năm Phỉ.

Xem tiếp...

Những giọng ca vàng của sân khấu cải lương Sài Gòn trước đây

Thanh Quang
10.9.2005


Thanh Nga

Kể từ khi nghệ thuật cải lương bắt đầu hình thành qua vở “Kim Vân Kiều” của thầy tuồng Trương Duy Toản được trình diễn tại rạp hát Mỹ Tho hồi tháng Ba năm 1918, ngành ca kịch này ngày càng phát triển – mà thời vàng son của sân khấu cải lương ở Sai gòn có thể nói là trong giai đoạn từ giữa thập niên 50 cho tới những năm 60, và bước sang giữa thập niên 70.


Xem tiếp...

Lược sử nghệ thật ca kịch cải lương Việt Nam

Thanh Quang
18.9.2005

Vào khoảng năm 1917, nghệ thuật ca kịch cải lương bắt đầu hình thành từ Mỹ Tho, Nam Bộ - tại rạp hát của Thầy Năm Tú, tức ông Pierre Châu Văn Tú, khi gánh hát của ông, tên là gánh hát Thầy Tú, bao gồm đào kép mặc y trang khá chu đáo gần giống như các nghệ sĩ cải lương bây giờ và ca diễn trên sân khấu trong một rạp hát rộng lớn, đẹp đẽ ở gần chợ Mỹ Tho, có tranh cảnh phỏng theo lối trang trí của rạp hát Tây, có dàn nhạc cổ và cả dàn nhạc Tây nữa.


Cảnh trong một tuồng cải lương

Xem tiếp...

Ngày giổ Tổ của ngành sân khấu Hát Bội và Cải Lương

Thanh Quang
24.9.2005

Hàng năm, hai ngày 11 và 12 tháng Tám âm lịch là thời điểm giổ Tổ của ngành sân khấu Hát Bội và Cải Lương. Được biết ở Việt Nam thì giới điều hành cùng các nghệ sĩ Hát Bội, Cải Lương, và cả thoại kịch, tổ chức cúng Tổ ở nhà Truyền Thống của Hội Ái Hữu Nghệ Sĩ tại Saigòn, hay ngay tại rạp hát mà đoàn đang lưu diễn ở các địa phương.




Xem tiếp...

Tưởng nhớ nghệ sĩ cải lương Việt Hùng

Thanh Quang
2.10.2005




Cách đây 60 năm có một nghệ nhân từ đàn ca tài tử bước lên sân khấu cải lương và được thủ ngay vai chính, nhanh chóng được khán giả mến mộ. Mời quý vị thưởng thức giọng hát thân thương của nghệ sĩ này sau đây. (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)

Thưa quý thình giả, vừa rồi là nghệ sĩ Việt Hùng. Một giọng ca trầm ấm,vang vọng, ngọt ngào thiết tha với âm ngân như xa thẳm, luyến láy nhấn âm theo từng nỗi niềm cảm xúc của một chàng thanh niên trở về xóm nhỏ tìm lại người yêu sau một thời gian dài cách biệt vì quê hương ly loạn.

Xem tiếp...

“Buồn Vui Đời Nghệ Sĩ” qua lời kể của soạn giả Nguyễn Phương

Thanh Quang
8.10.2005



Hôm nay chúng tôi mời quý vị nghe những chi tiết liên quan tới giới ca kịch cải lương mà từ xưa tới giờ chưa có ký giả kịch trường nào, chưa có sách báo nào trong nước đề cập tới. Những chi tiết đó – hay đúng hơn là những bước thăng trầm của đời nghệ sĩ – được mô tả sống động qua tác phẩm mới, có tính cách hồi ký và biên khảo, tựa đề “Buồn Vui Đời Nghệ Sĩ” của soạn giả cổ nhạc hàng đầu Việt Nam, ông Nguyễn Phương.


Xem tiếp...

Lời Bàn Mới

Đăng Nhập/Xuất