7. Điện Ảnh

Eastwood và Jersey Boys: Tuyệt vời tan vỡ giấc mơ đổi đời

Tuấn Thảo
20/6/2014

Đạo diễn Clint Eastwood và các diễn viên trong phim Jersey Boys - DR
Đạo diễn Clint Eastwood và các diễn viên trong phim Jersey Boys - DR

Phim ca nhạc là một thể loại khá ăn khách tại Hollywood. Khi chuyển thể các vở ca nhạc kịch lên màn ảnh lớn, điện ảnh Mỹ thường áp dụng một công thức khá đơn giản : các nhà sản xuất thường chọn một tác phẩm từng hốt bạc trên sân khấu Broadway, rồi tuyển dụng các ngôi sao điện ảnh để thủ diễn các vai chính. Về điểm này, bộ phim Jersey Boys của đạo diễn Clint Eastwood phá vỡ mọi thông lệ.

Xem tiếp...

Hãng phim truyện Việt Nam bao giờ giải thể?

Phạm Lộc
5.9.2012

Bài viết này là của đạo diễn Phạm Lộc, người đã có hơn 30 năm công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam, viết về thực trạng của ngành điện ảnh Việt Nam trong nước nói chung cũng như tình cảnh bi đát hiện nay của Hãng.



Tồn tại kiểu "dở khóc dở cười"!

Vâng, tất cả bởi sự vô cảm, dửng dưng của những người có trách nhiệm đã và đang lây lan sang những người làm điện ảnh ngày nay. Cũng đúng thôi, bởi những người nghệ sĩ nói chung đã đến "khúc", họ cũng chẳng thiết tha gì nữa, mất chục tỷ chứ đến mấy trăm tỉ thất thoát thì cũng đâu có thấm thoát gì với một nền kinh tế đang phát triển.

Nhưng phải nói lại cho nói rõ: mất tiền chỉ là chuyện nhỏ, cái đáng để nói là mất đi niềm tin.

Xem tiếp...

James Bond : 50 năm huyền thoại điệp viên 007

Tuấn Thảo
20 Tháng Tư 2012


Trong thế giới phim ảnh, ít có nhân vật hư cấu nào mà lại sống lâu như James Bond. Ra đời dưới ngòi bút của Ian Fleming, điệp viên 007 đã nhanh chóng trở thành một gương mặt quen thuộc trên màn bạc. Năm 2012 đánh dấu hai sinh nhật : 50 năm ngày ra mắt bộ phim đầu tiên và 60 năm ngày khai sinh của điệp viên 007 trong tiểu thuyết. Nhưng nhờ bí quyết nào mà James Bond sống dai đến như vậy ?


Daniel Craig là diễn viên thứ sáu vào vai James Bond

Xem tiếp...

Mười năm điện ảnh, vài lời qua loa!

Hương Lan
14.3.2012

Mang một cái tên rất kêu: "Một thập kỷ điện ảnh Việt Nam – nhìn nhận và đánh giá", song hội thảo vừa diễn ra tại Hà Nội chỉ để lại một dư âm mờ nhạt, cùng nỗi thất vọng cho cử toạ.

Thất vọng không chỉ về số đại biểu quá khiêm tốn, với dăm ba gương mặt quen thuộc vốn tiêu biểu cho dòng phim Nhà nước đặt hàng. Một thập kỷ qua, công chúng yêu điện ảnh chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ về mặt số lượng của dòng phim tư nhân và dòng phim Việt kiều. Ngoài ra, còn có một dòng phim mới, ngay trong giai đoạn manh nha hình thành đã gây chú ý tại các giải thưởng quốc tế: dòng phim tự do. Thế mà, trong buổi hội thảo nhìn lại mười năm phát triển của điện ảnh Việt Nam, người ta không hề thấy một đại diện nào của các dòng phim ngoài Nhà nước. Chưa rõ đó là do ban tổ chức sơ ý hoặc còn nặng tâm lý phân chia Nhà nước — tư nhân, hay do các hãng phim tư nhân thiếu nhiệt tình, nhưng hội thảo đã suýt trở thành buổi phán xét một chiều, nếu nó diễn ra đúng như gợi ý ban đầu của những người điều hành, là đi sâu phân tích những cái được và chưa được của các dòng phim, đặc biệt là dòng phim tư nhân.

Xem tiếp...

Phim Nhà nước 'chết' vì đâu?

Ngọc Nhiên
13/03/2012

Đã có một thời, những bộ phim do Nhà nước tài trợ và đặt hàng thống lĩnh các rạp chiếu ở khắp cả nước, tạo nên những hiệu ứng xã hội mạnh mẽ và sâu rộng. Vậy mà giờ đây, dòng phim này đang đứng trước nguy cơ biến mất.

"Thực tế hiện nay cho thấy, đề tài phim do Nhà nước sản xuất đôi khi khô cứng, vì còn lúng túng giữa nhiệm vụ tuyên truyền với yếu tố thị trường. Trong khi đó, hầu hết phim tư nhân thì giống như một cô gái rất sexy, gợi cảm đi ra đường, vậy nên ai chẳng nhìn, muốn xem", đạo diễn Nguyễn Thanh Vân cho biết.

Xem tiếp...

Lời Bàn Mới

Đăng Nhập/Xuất