Phạm Duy

“Việt Nam, Việt Nam”, giấc mơ ngậm ngùi

Lê Hữu
24.2.2013

 
“Đất nước thống nhất rồi mà lòng người thì không thống nhất.” (Phạm Duy)

Phạm Duy
Trong số “ngàn lời ca” của Phạm Duy, bài hát nào được mọi người yêu thích nhất?

Ngày trước, có đôi lúc tôi vẫn tự hỏi như vậy. Sau ngày nhạc sĩ Phạm Duy qua đời, tôi tìm ra câu trả lời. Khi được hỏi “Thích bài nào nhất của Phạm Duy?”, hầu hết những người yêu nhạc ông đều nhắc đến bài “Tình ca”. Có người gọi bài hát ấy với tên khác là “Tiếng nước tôi” hoặc “Tôi yêu tiếng nước tôi”, câu hát đầu tiên của bài ấy.

Xem tiếp...

Phạm Duy và Tiếng Hát Quê Hương

Giao Chỉ
3-1976

(Amnhac.fm) - Bài nay trích từ tạp ghi Cõi Tự Do tương thuật lần đầu tiên ban nhạc gia đình Phạm Duy với thành phần không đầy đủ trình diễn tại Chicago vào mùa Xuân năm Bính Thìn 1976.

Trong thời gian vừa qua tôi có cơ hội nghe gia đình Phạm Duy trình diễn hai lần. Lần thứ nhất vào dịp Việt Nam họp mặt tại Chicago nhân ngày Tết Bính Thìn. Lần thứ hai tại Bloomington cũng trong ngày họp mặt, kỷ niệm một năm bỏ nước ra đi.

Thái Hằng, Thái Hiền và Phạm Duy - Chicago 3.1976
Thái Hằng, Thái Hiền và Phạm Duy - Chicago 3.1976

Xem tiếp...

Minh Họa Truyện Kiều - Phần Hai

Phạm Duy

Minh Họa Kiều 2
(Theo thơ Nguyễn Du)
Bố cục, Giai điệu, Tiết điệu của Phạm Duy
Hoà âm, Phối khí của Duy Cường
Giọng hát của Ái Vân, Thái Hiền, Duy Quang, Tuấn Ngọc
Giọng ngâm của Thanh Ngoan, Thảo Hiền (Hà Nội).

*

Tôi đã khởi sự soạn ngay PHẦN HAI của Minh Họa Kiều trong khi đi lưu diễn tại Âu Châu vào tháng 7, 1997 (Tôi còn nhớ những đoạn đầu được soạn tại nhà anh Đoàn Xuân Kiên ở London). Với sự phân đoạn đã phác họa xong xuôi, phần này có thể được kết thúc ngay nhưng vì Duy Cường phải theo vợ về làm việc tại Việt Nam cho nên tôi đành phải đợi tới năm 2000 mới hoàn thành nó. Vả lại, tôi cũng không thấy cần phải tung ra PHẦN HAI ngay, hãy để cho PHẦN MỘT tung hoành một thời gian đã.

Xem tiếp...

Minh Họa Truyện Kiều - Phần Một

Phạm Duy


(Theo thơ Nguyễn Du)
Bố cục, Giai điệu, Tiết điệu của Phạm Duy
Hoà âm, Phối khí của Duy Cường
Giọng hát của Ái Vân, Thái Hiền, Thái Thảo, Duy Quang, Tuấn Ngọc
Giọng ngâm của Thanh Ngoan (Hà Nội), Ái Vân (San Jose)

*

Giáo Đầu - Prologue

Đoạn này giới thiệu thời gian, không gian và nhân vật. Có tiếng ngâm Kiều theo lối xưa dẫn vào nhạc thời nay, nhạc tráng lệ tạo không khí thời Trung Cổ... Có pha âm sắc của nhạc Trung Quốc bởi vì đây là thời Gia Tĩnh Triều Minh :

Xem tiếp...

Phạm Duy: Tác phẩm quan trọng nhất của đời tôi…

Bình Minh
3.1.2009

Đầu năm 2009, tuy tác phẩm Minh họa Truyện Kiều chưa hoàn thành, nhưng nhạc sĩ Phạm Duy sẽ có buổi nói chuyện về tác phẩm này vào lúc 14h30 ngày 2/1/2009 tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (buổi nói chuyện do Tạp chí Xưa & hay và Hiệp hội UNESCO Hà Nội tổ chức). Trước khi lên đường ra Hà Nội, nhạc sĩ Phạm Duy đã trò chuyện cùng TT&VH.

Phạm Duy nói chuyện "Kieu6` ca"

* Ông có thể cho biết, từ đâu mà ông có buổi nói chuyện về tác phẩm "Kiều ca" vào ngày 2/1/2009 tại Hà Nội?

Xem tiếp...

Quang Dũng mất hơn 1 năm làm 'Tình ca Phạm Duy'

Thoại Hà
22.2.2013

Nam ca sĩ và êkíp ra mắt album nhạc được ấp ủ với nhiều tâm huyết. Anh hát nhạc Phạm Duy bằng cảm xúc nhẹ nhàng, tự nhiên nhất.

Sau một thời gian dài chuẩn bị và thực hiện, tối 21/2, tại TP HCM, ca sĩ Quang Dũng ra mắt album "Tình ca Phạm Duy".

Tình ca Phạm Duy
Bìa album mới của Quang Dũng.

Buổi ra mắt sản phẩm âm nhạc này diễn ra với số lượng người tham dự giới hạn. Trong không gian ấm cúng, nam ca sĩ chia sẻ về "đứa con tinh thần" mới nhất của mình với nhiều niềm vui.

Xem tiếp...

Kẻ cưỡng hiếp xác chết

Châu Đình An
18.2.2013

LGT: Nhạc sĩ Phạm Duy đóng góp rất nhiều cho nền âm nhạc Việt Nam, điều đó không ai phủ nhận. Do hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam, ông đã chọn con đường đi của mình và hoàn toàn chịu trách nhiệm trên sự lựa chọn đó. Sự lựa chọn trở về năm 2005 đã dấy lên những chỉ trích kéo dài từ đó đến nay. Ngay sau khi ông chết, có một số bài viết. Nội dung chỉ trích không có gì mới, vẫn là những gì nói dài dài từ 8 năm nay. Tuy nhiên, mới đây ông Nguyễn Hữu Nghĩa đã có viết một bài mà nội dung là kể lại những "kỷ niệm", theo như ông nói, nhưng lại là những "kỷ niệm xấu" mà Phạm Duy thì đã chết, không có cách gì đính chính. Tất nhiên những "kể xấu" đó chả làm PD xấu hơn nhưng đứng trên phương diện luật pháp thì không công bằng vì một người bị tố giác mà không có cơ hội bào chữa. Đứng trên phương diện tình người thì là điều không hay vì có tính cách đâm bồi người mới chết, đâm cả gia đình người chết. Là người cầm bút chân chính, theo thiển ý chúng tôi thì nên "nhả ngọc phun châu" thay vì " phun máu nhổ đàm".

Xem tiếp...

Nhạc sĩ Phạm Duy nói về cách đặt lời Việt cho nhạc ngoại

Tuấn Thảo
15.2.2013



Phạm Duy

Lúc sinh tiền, nhạc sĩ Phạm Duy đã từng viết hơn một ngàn ca khúc trong nhiều thể loại. Trong quá trình sáng tác dồi dào ấy, có đến gần một phần ba là những ca khúc nước ngoài do tác giả Phạm Duy soạn lời Việt. Phiên bản tiếng Việt gần với nguyên tác, ca từ vừa khít với giai điệu, ý tứ gần gũi hình tượng quen thuộc với người Á Đông. Ba yếu tố đó giải thích vì lời của ông Phạm Duy rất lọt tai người Việt.

Xem tiếp...

Quỳnh Giao - Ngày Xuân, Nghe Lại Ca Khúc "Xuân Hành" Của Phạm Duy

Quỳnh Giao
3.2.2013

Có phải là ngẫu nhiên không mà hai nhạc phẩm đầy tính chất anh hùng ca của Lizst và Beethoven đều lấy âm giai Mi giáng Trưởng (Mi bémol Majeur)? Đó là Cầm tấu khúc số 1 của Lizst có tên là "Héro" và Cầm tấu khúc số 5 của Beethoven có tên là "Emperor" viết cho đại đế Napoléon.

Phạm Duy
Nhạc sĩ Phạm Duy

Trong nền tân nhạc Việt, các ca khúc về lịch sử hay những bài hùng ca thường được viết trên âm giai Fa Trưởng. Nói về nhạc thuật, các âm giai Trưởng như Do, Ré và Fa nghe thấy trong sáng và hợp với giọng Kim. Khi giọng Kim là giọng chính (chant), bè phụ thường được viết thấp hơn để làm nổi giọng chính. Những ca khúc như " Việt Nam Minh Châu Trời Đông" của Hùng Lân, "Nước Non Lam Sơn" hay "Bóng Cờ Lau" và "Tiếng Chim Gọi Đàn" của Hoàng Quý, "Hội Nghị Diên Hồng" hay "Bạch Đằng Giang" của Lưu Hữu Phước, "Việt Nam, Việt Nam" của Võ Đức Thu, "Việt Nam Anh Dũng" của Dương Thiệu Tước", "Việt Nam Hùng Tiến" của Thẩm Oánh...v.v. đều được viết trên cung Fa Trưởng.

Xem tiếp...

“Còn chút gì để nhớ” được phổ nhạc và hát lần đầu tiên tại Pleiku như thế nào?

Nguyễn Quang Tuệ
11/02/2013

(GLO)- Pleiku. Mùa mưa.

Khoảng năm 1970.

Vũ Hữu Định
Vũ Hữu Định

Trước một chút, tôi bị bắt quân dịch, rồi làm lính kiểng. Lo lót để được ở lại thị xã, công việc chủ yếu của tôi là... chơi nhạc. Pleiku hồi ấy được mệnh danh là thị xã của lính, thị xã của binh khí, xe pháo. Lính tráng có lúc nhiều gấp ba lần dân Pleiku.

Xem tiếp...

Lời Bàn Mới

  • CÒN THOÁNG CHIÊM BAO
    Lâm Nguyễn 24.02.2024 17:12
    Cảm ơn admin đã tải lên album này, chiếc cầu nối đưa tôi biết đến ngôn từ và giai điệu tuyệt đẹp của ...
     
  • LỜI RU TRONG MƯA
    Thông-Tin 08.09.2023 11:49
    Đã sửa, giờ nghe được rồi.
     
  • LỜI RU TRONG MƯA
    2gether 06.09.2023 22:30
    Hi Admin Album này không nghe được.... Plz......
     
  • TÌNH KHÚC NGÔ THỤY MIÊN
    Thông-Tin 25.08.2023 18:23
    Cám ơn bạn. Lỗi đã sửa, album giờ nghe được hết .
     
  • PHẠM MẠNH CƯƠNG 18
    Thông-Tin 25.08.2023 18:21
    Cám ơn bạn đã cho hay . Bài này không có mp3 .

Đăng Nhập/Xuất