Quốc Bảo

Chân dung Quốc Bảo qua 10 album

Sơn Phước
11/12/2021



Sinh năm 1967, Quốc Bảo (tên thật Bùi Quốc Bảo) được biết đến như là nhạc sĩ, nhà sản xuất, phê bình âm nhạc tài năng của làng nhạc Việt. Anh là tác giả của hàng loạt bài hit gắn với ký ức nhiều thế hệ như Em Về Tinh Khôi, Tóc Nâu Môi Trầm, Em Về Tóc Xanh,….

Hầu hết các sáng tác của nhạc sĩ Quốc Bảo đều có đời sống riêng, tách biệt ra khỏi người hát. Mỗi ca sĩ khi trình bày lại các ca khúc của Quốc Bảo lại thổi một hơi thở mới, khiến nhạc tình Quốc Bảo không hề lỗi thời trong suốt ba thập kỷ.

Năm 2021 là kỷ niệm 30 năm nhạc sĩ Quốc Bảo dấn thân vào hành trình sáng tác. Bài viết có nhiệm vụ như một chỉ dẫn, giúp các bạn trẻ chưa có cơ hội được tiếp cận gần hơn với nhạc tình Quốc Bảo. Đó là thứ âm nhạc đẹp cả ca từ lẫn giai điệu, có khi như một trong vắt như một dòng suối, có khi lại buồn u ám như sóng vỗ ngoài biển khơi.

Dưới dây là 10 album tiêu biểu trong sự nghiệp của nhạc sĩ Quốc Bảo.

Xem tiếp...

Sự kết hợp trở lại của Quốc Bảo và Nguyên Hà

Nguyên Hà vừa cho ra mắt album "Những bài hát dành tặng" với chất folk (dân gian) chủ đạo, được thực hiện tối giản chỉ bằng guitar và giọng hát mộc không qua chỉnh sửa.


Sau gần ba năm kể từ dự án hợp tác chính thức với đĩa Địa đàng 3, mới đây, nhạc sĩ Quốc Bảo và ca sĩ Nguyên Hà vừa cho ra mắt album Những bài hát dành tặng với chất folk (dân gian) chủ đạo, được thực hiện tối giản chỉ bằng guitar và giọng hát mộc không qua chỉnh sửa. 

Xem tiếp...

Người 30 năm viết tình ca

Ngọc Đinh
7/2/2021


Nhạc sĩ Quốc Bảo và ca sĩ Tiêu Châu Như Quỳnh trong một buổi tập bài hát mới. Ảnh: LOUIS WU

Vượt qua những ngày bạo bệnh, khối u chèn ép khiến thị lực giảm sút, có lúc rơi vào cảm giác bất lực, nhưng người nhạc sĩ có vẻ ngoài xù xì và thâm trầm ấy đã mạnh mẽ, kiên cường trở lại nhờ âm nhạc. 30 năm, quãng thời gian đủ dài để nhạc sĩ Quốc Bảo nhìn lại hành trình sống và viết tình ca thật đẹp đẽ của mình.

Xem tiếp...

Sến Khó Lắm!

Quốc Bảo
10/7/2016

Viết nhạc sến, hát nhạc sến khó lắm. Tôi không làm nổi.



Trong và ngoài giới văn nghệ lâu nay luôn có sự kỳ thị lộ liễu hoặc kín đáo nhắm vào nhạc sến, xem đó là thứ nhạc cấp thấp, dành cho đối tượng ít hiểu biết, trình độ thưởng thức bình dân. Ngược với sến, là sang. Những người chê bai, bỉ bôi nhạc sến tự xếp mình vào tầng lớp sang.

Xem tiếp...

Hoa Mộng Bolero

Quốc Bảo
5/10/2017



Tôi ngồi xệp dưới đất trước một quán bia nhỏ nhếch nhác bên đường, kê dép làm ghế, guitar bập bùng và chúng tôi hát toàn những bài bolero. Chình chát, chình chát chình chát bùm bùm. Tôi ở miền xa trời quen đất lạ, nhiều đông lắm hạ. Đó là thuở tôi hai mươi tuổi, ba mươi năm trước. Chúng tôi vừa hát vừa khóc, vừa uống say vừa cười. Như một lũ thần kinh. Ai trông thấy cái cảnh lứa thanh niên chúng tôi hát bolero giọng lè nhè say rượu, khóc cười lẫn lộn, quần áo rách mướp, vài đồng lẻ lận lưng, hẳn sẽ nghĩ chúng tôi là một thứ sinh vật mà Chúa sáng tạo ra vào một ngày mệt mỏi nhất của Người. Gu của tôi không phải bolero, nhưng vào những lúc buồn chán vào tuổi hai mươi ấy, tôi thấy nhạc Trịnh Công Sơn hay nhạc Mỹ không hề có chút nào an ủi. Liều an ủi hiệu quả là bolero.

Xem tiếp...

Tinh anh để lại

Quốc Bảo
9/5/2016


Trịnh Công Sơn & Phạm Duy

Các nhạc sĩ lớp trước đã ra đi gần hết. Nhưng bóng dáng của họ, "hơi hám" của họ theo cách nói của Hàn Mặc Tử, tinh anh của họ vẫn còn ở lại cùng chúng ta và dù nhiều hay ít, vẫn làm tròn nhiệm vụ định danh những giá trị mỹ học cho thời đại mới của chúng ta vậy.

Xem tiếp...

Cuộc hội tụ lịch sử

Quốc Bảo
21/11/2015



Giai đoạn Làn Sóng Xanh cực thịnh (1997 - 2000) là lúc người nghe Việt đói những giọng ca đặc sắc, có bản lĩnh và sức hấp dẫn riêng, không bàng bạc một màu y nhau. Chính từ sự đói khát, thèm muốn rất hợp lòng người đó mà một thế hệ tạm gọi là divas của nhạc Việt đã sinh ra, cung ứng đúng nhu cầu—chẳng những vậy còn đạt chất lượng cao. Họ là: Đoàn Thanh Lam (1969), Lê Hồng Nhung (1970), Nguyễn Thu Phương (1972), Đỗ Mỹ Linh (1975) và Trần Thu Hà (1977). Khoảng cách giữa người lớn nhất và nhỏ tuổi nhất chỉ có 8 năm, và với chút thể tất, chúng ta thấy họ thuộc vào lứa 7x.

Xem tiếp...

bolero, như một đặc trưng đô thị

Quốc Bảo
8/9/2015

Bolero Việt có dây mơ rễ má với bolero Cuba nhưng hoàn toàn không liên quan gì đến các tác phẩm bolero kinh điển, ví dụ của Ravel hay Chopin. Bolero là cách gọi chung nhiều tiết điệu ca khúc khác nhau chút ít về công năng hòa thanh, tiết tấu và nhịp độ (tempo) như bolero, rumba, slow mambo, tango habanera, beguine, song cùng cấu trúc nhạc nhảy cân phương và cùng "không khí" lời ca (phần lớn diễn tả lối sống và tâm tư của người bình dân miền Nam trong tiến trình đô thị hóa 1954 - 1975.

Từ hiệp định Genève trở về trước, ngược lên tới đầu nguồn của "bài ta điệu tây", ca khúc Việt đa số do các nhạc sĩ Hà Nội sáng tác, tạo nên một dòng nổi tiếng mệnh danh là nhạc tiền chiến. Cùng với cuộc di cư một triệu, các bài hát mới do người di cư soạn ra vẫn giữ nguyên hơi hướng Bắc, phần nhiều phản ảnh nỗi buồn xa quê và hoài vọng kỷ niệm ấu thời, và hầu hết vẫn cứ là "bài ta điệu tây" với khúc thức phóng túng, tùy hứng, lời đến đâu nhạc theo đến đấy, chưa chú trọng xây dựng giai điệu trên những âm hình sơ nguyên (chỉ cần một chủ đề ngắn, rồi phát triển ba câu còn lại từ chủ đề ấy ở những quãng khác theo tiến trình hòa âm), và lời ca thì rặt chất Bắc. Đó là cái thời "hồn ai nấy giữ", người Bắc chưa hòa nhập với đời sống miền Nam, tâm lý tha hương còn nặng.

Xem tiếp...

Từ Hiền Trang


Nhạc sĩ Quốc Bảo và Từ Hiền Trang

Ở Từ Hiền Trang có tất cả các phẩm tính cần thiết cho một nghệ sĩ đi đường dài, trừ một điểm là sự liều lĩnh. Tôi không nói cần liều lĩnh làm điều ngu ngốc, nhưng nghệ sĩ vẫn luôn phải liều một chút, dấn thân một chút, bất chấp một chút, và không sợ sai. Đúng đắn quá, thăng bằng và an toàn quá, khó mà làm văn nghệ được.

Xem tiếp...

Phương, em ở đâu trên bản đồ nhạc Việt?

Quốc Bảo
7/2015

(Baotinnhanh.vn) - Nhiều người hỏi tôi, Thu Phương nằm ở đâu giữa các divas, ở vị trí nào trên bản đồ nhạc đại chúng Việt. Tôi trả lời chung ở đây, rằng Phương không tự vẽ bản đồ cho mình...



Khi Thu Phương hai mươi lăm tuổi, tôi gặp cô ở Sài Gòn, vào một buổi sáng muộn trong khoảnh sân có những đốm nắng nhảy nhót thuộc ngôi biệt thự 81 Trần Quốc Thảo, hội sở hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Thành phố. Đó là lúc tôi đã viết xong những bài giới thiệu chân dung Mỹ Lệ, Phương Thanh, Vân Khánh, Trần Thu Hà, Quang Linh, Lam Trường, và đang cần tìm thêm nhân tố mới để viết và chụp cho tạp chí chuyên âm nhạc của anh Từ Huy, tờ Thế Giới Âm Nhạc. Sau khi chụp thật nhanh một ít chân dung với máy phim, chúng tôi ghé sang một quán cà phê nhỏ ngay trên đường Tú Xương để "phỏng vấn".

Xem tiếp...

Lời Bàn Mới

  • CÒN THOÁNG CHIÊM BAO
    Lâm Nguyễn 24.02.2024 17:12
    Cảm ơn admin đã tải lên album này, chiếc cầu nối đưa tôi biết đến ngôn từ và giai điệu tuyệt đẹp của ...
     
  • LỜI RU TRONG MƯA
    Thông-Tin 08.09.2023 11:49
    Đã sửa, giờ nghe được rồi.
     
  • LỜI RU TRONG MƯA
    2gether 06.09.2023 22:30
    Hi Admin Album này không nghe được.... Plz......
     
  • TÌNH KHÚC NGÔ THỤY MIÊN
    Thông-Tin 25.08.2023 18:23
    Cám ơn bạn. Lỗi đã sửa, album giờ nghe được hết .
     
  • PHẠM MẠNH CƯƠNG 18
    Thông-Tin 25.08.2023 18:21
    Cám ơn bạn đã cho hay . Bài này không có mp3 .

Đăng Nhập/Xuất